Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Bày mâm ngũ quả thế nào cho hợp phong thủy?

Bày mâm ngũ quả thế nào cho hợp phong thủy?

Tết đến, mỗi gia đình không thể thiếu mâm ngũ quả trên bàn thờ. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Hiện có nhiều quan niệm về bày mâm ngũ quả. Hiểu được ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả sẽ giúp gia chủ có mâm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy hơn trong ngày Tết.
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.


Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên.
Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..
Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền lại bày thêm những loại quả khác nhau. Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt...
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.
Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm.
Sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả
Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Tuy nhiên, ở miền Bắc người ta vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
ngũ quả,Tết, phong thủy, ngũ hành, thờ cúng, tổ tiên

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).
Khi chọn quả bày trong mâm ngũ quả ngày Tết, nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.
Hồng Minh (Tổng hợp)


Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Bài trí biểu tượng dê hút vận may Tết Ất Mùi

Bài trí biểu tượng dê hút vận may Tết Ất Mùi

Dê là biểu tượng của sự cát tường, may mắn và tránh thị phi hàng đầu trong phong thủy. Năm Ất Mùi, hãy cùng lựa chọn những đồ vật hình con dê trang trí nhà cửa để mọi việc tốt lành xuyên suốt cả năm.

1. Tượng dê
Tượng dê được xem như là linh vật đại diện tạo ra may mắn, tài lộc cho mọi người trong năm mới Ất Mùi. Ngoài ra, tượng dê còn là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng không kém phần nhanh trí.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
Vừa có ý nghĩa phong thủy, lại vừa có hương thơm tự nhiên, tượng dê bằng gỗ đang là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
Bộ Tam Dương Khai Thái gồm bộ ba linh vật dê đứng trên đỉnh núi đá mang hàm ý biểu tượng cho tài lộc đến bất ngờ, công việc thuận lợi, phát triển, hợp tuổi tác. Dùng để trang trí nhà hoặc bàn làm việc rất đẹp.
2. Đĩa trang trí
Dê là con vật hiền lành, mềm mỏng, giàu tình cảm. Từ xưa đến nay dê được con người rất yêu quý và xem dê là biểu tượng cho những điều tốt lành. Đĩa tròn khắc nổi hình con dê dùng trang trí nhà cửa mang đến sự sang trọng, nổi bật cho ngôi nhà ngày Tết.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
Chiếc đĩa độc đáo như một bức tranh sống động về cuộc sống thôn quê
3. Tranh treo tường
Tranh treo tường là sản phẩm trang trí không thể thiếu trong ngôi nhà. Chúng tạo được hiệu quả trang trí bắt mắt và giúp không gian nhà thêm sống động. Tết này, hãy chọn những bức tranh treo tường có hình ảnh linh vật của năm để trang trí cho ngôi nhà của bạn. Tranh vẽ dê thường rất phong phú về chủ đề, màu sắc, chất liệu và ý nghĩa. Tùy vào diện tích và thiết kế của căn phòng, gia chủ có thể chọn khổ bức tranh lớn giúp căn phòng trông thoáng rộng hoặc chia thành nhiều bức tranh nhỏ đặt kề bên nhau cũng tạo ra hiệu quả độc đáo.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
Bức tranh nghệ thuật với màu sắc tươi sáng mang đến cho không gian ngày Tết sự vui vẻ, tươi sáng.
4. Cốc uống nước
Mẫu cốc được thiết kế lạ mắt, độc đáo này, sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn dịp Tết Ất Mùi. Chiếc cốc hình con dê siêu lạ khiến việc uống nước hàng ngày của bạn sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Chú dê dễ thương có 3 màu sắc để bạn lựa chọn: trắng, nâu vàng và đen.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
5. Mô hình đầu dê handmade từ bìa cứng
Bản thân mô hình đầu dê cũng là một món đồ trang trí rất được ưa chuộng bởi năm nay, dê là linh vật đem lại may mắn, cát tường cho mọi nhà. Từ những tấm bìa cứng, với một chút sáng tạo và khéo léo, bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những mô hình đầu dê như thế này. Những mô hình trang trí đầu dê có thể sử dụng cho rất nhiều không gian, từ phòng khách, cho đến phòng ngủ, vừa tiết kiệm lại vẫn theo đúng xu hướng trang trí nhà dịp Tết Ất Mùi.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
6. Ấm trà
Một sự kết hợp sành điệu, hoàn hảo giữa ấm trà và tạo hình con dê độc đáo. Theo xu hướng năm 2015 – năm Ất Mùi, những sản phẩm ấm trà hình con dê đang được nhiều người săn tìm. Ấm trà hình dê không chỉ đẹp, độc đáo, lạ mắt mà còn mang đến may mắn, điềm lành cho gia đình bạn. Ngoài ra, ấm trà hình dê còn mang đến những khoảnh khoắc thưởng thức trà thật thú vị và ý nghĩa trong ngày Tết sum vầy.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
7. Đèn bàn
Cũng như các trang thiết bị nội thất khác, đèn trang trí giúp cho ngôi nhà của bạn đẹp hơn , sang trọng hoặc lộng lẫy hơn. Năm 2015, hãy làm đẹp cho ngôi nhà của bạn bằng cách chọn mua những chiếc đèn bàn trang trí hình dê độc đáo như thế này.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùibài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
8. Cây cảnh hình con dê
Cây cảnh hình con dê đang là sản phẩm được khá nhiều người ưa chuộng và tìm mua trong dịp Tết Ất Mùi này. Cây cảnh uốn hình con dê không chỉ là món đồ trang trí đẹp, độc đáo mà nó còn mang lại may mắn, an lành cho cả gia đình trong năm 2015.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi
9. Đồng hồ hình con dê
Không chỉ để xem giờ, ngày nay đồng hồ còn như một vật trang trí hiệu quả cho căn nhà của bạn. Với một chút khéo léo, việc lựa chọn và treo chiếc đồng hồ hình linh vật dê ở đâu trong nhà sẽ giúp tạo nên điểm nhấn hết sức tinh tế cho không gian xung quanh nó.
bài trí, tài lộc, năm mới, tượng dê, Ất Mùi


Theo Chu Bi (Trí Thức Trẻ)

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Cửa chính Đông đón tiền về như nước năm Ất Mùi

Cửa chính Đông đón tiền về như nước năm Ất Mùi

- Năm 2015, hướng cửa chính may mắn nhất là hướng chính Đông với tài vận dồi dào.
Phong thủy từ lâu đã là một điều không thể thiếu trong cuộc sống con người. Chú trọng đến phong thủy sẽ nâng cao vận thế của cả gia đình, tiền tài dồi dào, thăng quan phát tài. Trong phong thủy tài lộc, thiết kế và bố trí theo đúng hướng là một điều cực kỳ quan trọng. Vậy trong năm Ất Mùi sắp tới, hướng nào mới là hướng may mắn?
Cửa chính

phong thủy, Tết, 2015, Ất Mùi, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp
Năm 2015, hướng cửa chính may mắn nhất là hướng chính Đông
Hướng cửa chính 'đón rước' giàu sang
Trong bố cục nhà cửa, điều quan trọng nhất là phương hướng của cửa chính. Thông thường cửa chính là nơi sát khí ra vào thường xuyên. Năm 2015, hướng cửa chính may mắn nhất là hướng chính Đông, đây cũng là hướng tài vận tương đối dồi dào. Các đồ dùng trong gia đình cũng có thể đặt theo hướng này.
Phòng khách
phong thủy, Tết, 2015, Ất Mùi, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp
Ghế sofa tốt nhất nên đặt ở vị trí “tài” trong phòng khách
Trong phong thủy tài lộc, vị trí của ghế sofa trong phòng khách cũng quan trọng không kém. Ghế sofa tốt nhất nên đặt ở vị trí “tài” trong phòng khách để nâng cao may mắn, tiền tài và vận thế của chủ nhân.
- Nếu cửa của ngôi nhà thiết kế ở bên trái, thì tài vị nằm ở góc đối diện bên phải của cửa phòng khách.
- Nếu cửa ngôi nhà thiết kế ở bên phải thì tài vị nằm ở góc đối diện phía bên trái của cửa phòng khách.
- Nếu cửa của ngôi nhà thiết kế ở giữa thì tài vị nằm ở góc đối diện 2 bên.
Phòng bếp
phong thủy, Tết, 2015, Ất Mùi, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp
Vị trí của phòng bếp nên tránh xa các phòng may mắn như phòng ngủ và phòng khách
Vị trí của phòng bếp nên tránh xa các phòng may mắn như phòng ngủ và phòng khách. Trong bố cục nhà cửa, phòng bếp thường được đặt ở vị trí “hung”, bởi vì nếu đặt ở vị trí may mắn sẽ làm hỏng việc tiếp nhận khí tốt của gia đình. Phòng bếp cũng nên đặt một số linh vật phong thủy để ổn định từ trường, tránh sự ảnh hưởng của hung khí từ phòng bếp.
Phòng ngủ
Phòng ngủ tốt nhất nên đặt ở hướng hợp tuổi của cả hai vợ chồng. Đây là vị trí có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tình cảm vợ chồng. Nếu như đặt đúng phương hướng, tình cảm vợ chồng sẽ mặn nồng, gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, tuyệt đối không bao giờ đặt phòng ngủ ở vị trí Đông Bắc vì đây là hướng không thuận lợi nhất cho vợ chồng sinh sống, sẽ phá hỏng cuộc sống gia đình, hơn nữa cũng dễ dẫn đến cãi vã.


Theo Leo St (12ky) (Khám phá)

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Trang trí nhà đẹp đón Tết Ất Mùi với phụ kiện dưới 1 triệu đồng

Trang trí nhà đẹp đón Tết Ất Mùi với phụ kiện dưới 1 triệu đồng

- Năm Ất Mùi với hình ảnh chú dê thông minh nhanh nhẹn trở thành ý tưởng chủ đạo để thiết kế các phụ kiện trang trí nhà ở.
1. Sticker dán tường
Bên cạnh giấy dán tường thì sử dụng sticker cũng là cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí để tô điểm cho ngôi nhà thêm mới mẻ. Hình ảnh những chú dê cách điệu được khai thác triệt để trong năm 2015. Bạn có thể chọn mẫu sticker lớn làm tâm điểm cho bức tường hay những mẫu nhỏ để làm điểm nhấn tại vài vị trí. Giá thành của sticker khá rẻ, chỉ khoảng 30.000 - 50.000 đồng tùy loại.

Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Con giáp của năm được lồng vào số 2015 ấn tượng.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Những chú dê cách điệu được khai thác triệt để trong năm mới.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Bạn có thể chọn mẫu sticker lớn làm tâm điểm cho bức tường…
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
... hay 1 bộ gồm nhiều mẫu nhỏ để làm điểm nhấn tại vài vị trí.
2. Búp bê đón tài lộc
Bộ ba búp bê đón tài lộc với hình ảnh các “cụ dê” ngộ nghĩnh là phụ kiện cực “chuẩn” cho năm Ất Mùi. Khi đặt trên bàn, kệ trang trí,… chắc chắn sẽ khiến những vị khách đến chơi nhà thích thú ngắm nhìn. Sản phẩm làm bằng bông, mềm mại, an toàn với sức khỏe người sử dụng. Giá khoảng 300.000 đồng/ bộ.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Bộ ba búp bê đón tài lộc với hình ảnh các “cụ dê”.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Thiết kế ngộ nghĩnh dùng để đặt trên bàn, kệ trang trí,…
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Sản phẩm làm bằng bông, mềm mại, an toàn với sức khỏe.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Phụ kiện trang trí cực chuẩn cho năm Ất Mùi.
3. Tượng kết hợp cắm bút
Theo phong thủy, con dê được xem là biểu tượng cho sự thuận hòa, bình yên, ngoài ra còn đại diện cho sự thông minh, nhanh nhẹn. Bức tượng hình chú dê cho năm Ất Mùi kết hợp lọ cắm bút tiện ích sẽ là món đồ trang trí ấn tượng, “hút tài lộc” cho phòng khách hay phòng làm việc... Giá khoảng 420.000 đồng/ sản phẩm.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Dê được xem là biểu tượng cho sự thuận hòa, bình yên, trí thông minh.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Bức tượng hình chú dê vô cùng thích hợp cho năm mới Ất Mùi.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Vừa trang trí vừa kết hợp với lọ cắm bút nhỏ nhắn, tiện ích.
4. Lọ gốm trang trí
Chiếc lọ thủ công bằng gốm sứ, bề mặt bóng đẹp với hoa văn kiểu dáng 3D sống động. Hình ảnh dê bố, dê mẹ và dê con sum vầy bên nhau hứa hẹn một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Sản phẩm có kích thước 27 x 36 x 18cm, dùng để cắm hoa hay trang trí trên bàn, kệ,… Giá thành khoảng 1.000.000 đồng/ lọ, kèm hộp đựng.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Chiếc lọ trang trí với hoa văn kiểu dáng 3D sống động.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Chiếc lọ thủ công bằng gốm sứ, bề mặt bóng đẹp.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Dùng để cắm hoa hay trang trí trên bàn, kệ sách,…
5. Dây treo hình chú dê
Những mẫu thú bông hình chú dê cách điệu là phụ kiện trang trí dễ thương cho phòng khách, phòng ngủ hay bất cứ góc nhỏ buồn tẻ trong căn nhà. Sản phẩm với các kích thước lớn bé khác nhau, từ 12 - 45 cm, có dây treo kèm móc hít để linh hoạt sử dụng ở nhiều vị trí. Giá thành dao động từ 18.000 - 90.000 đồng/ chiếc.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Những mẫu thú bông hình chú dê cách điệu…
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
... là phụ kiện trang trí dễ thương cho ngôi nhà của bạn.
Tết, Ất Mùi, trang trí, nhà đẹp, phụ kiện
Dây treo kèm móc hít để linh hoạt sử dụng ở nhiều vị trí.
Bạn có thể tìm mua những phụ kiện hình chú dê xinh xắn trên tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí, nhà sách,… hoặc tham khảo trên những trang web bán hàng online uy tín trong và ngoài nước.


Theo Hạ Mạt (Trí Thức Trẻ)

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

18 thứ trong nhà nên vứt bỏ để đón năm mới

18 thứ trong nhà nên vứt bỏ để đón năm mới

Nước hoa xịt phòng, hộp nhựa cũ, quần áo không mặc nữa, thức ăn thừa trong tủ lạnh... nên vứt bỏ vào cuối năm để bảo vệ sức khỏe của gia đình.
Theo Foxnews, các gia đình nên vứt bỏ những thứ sau đây sẽ tốt cho sức khỏe hơn:
1. Hộp nhựa cũ
Kiểm tra lại những hộp đựng thức ăn trong nhà bạn. Hãy bỏ hộp đựng cứng màu trong suốt có ghi số 7 hoặc chữ “PC” (viết tắt của polycarbonate). “Những loại hộp đựng này có nguy cơ chứa BPA gây ung thư”, Sonya Lunder, nhà phân tích cao cấp của Nhóm Công tác môi trường cảnh báo. Bà cũng khuyên nên vứt các hộp đựng đã biến dạng hoặc có dấu hiệu nứt vỡ.
Lunder cũng cảnh báo không nên bỏ bất kỳ loại đồ nhựa nào vào lò vi sóng vì chất độc từ nhựa có thể thôi ra thức ăn. "Nhìn chung, dùng chai lọ thủy tinh vẫn an toàn hơn", bà nói.
sponge-640-8818-1423543988.jpg
Ảnh: Foxnews.
2. Chất làm thơm phòng
Gần đây một số công ty cam kết giảm dần phthalates (hóa chất giúp lưu hương lâu hơn) trong các sản phẩm tạo mùi thơm. Song trên thực tế nhiều sản phẩm làm thơm phòng (dạng rắn, xịt, chốt cắm) vẫn có phthalates. Người hít phải chất này với liều lượng lớn có thể gây vô sinh, chậm phát triển trí tuệ.
"Chúng đơn giản chỉ là nước hoa tổng hợp mà bạn đặt trong không khí. Cách tốt nhất là làm sạch những thứ gây mùi trong phòng chứ không phải dùng hóa chất tạo mùi thơm để che lấp đi", Lunder nói.
3. Xà phòng kháng khuẩn
Xà phòng kháng khuẩn không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn vượt trội hơn so với các loại xà phòng thông thường. Mặt khác, chúng không an toàn với người sử dụng. Triclosan, thành phần hoạt chất trong chất tẩy rửa diệt khuẩn, đã được chứng minh có thể làm rối loạn sự điều chỉnh hormone ở động vật, thậm chí gây phản ứng kháng thuốc kháng sinh.
3. Nước ngọt cho người ăn kiêng (diet soda) 
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cho biết những chất ngọt không chứa calo như saccharin, sucralose và aspartame có thể gây rối loạn hoạt động của các lợi khuẩn đường ruột. Các loại vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
4. Giày thể thao bị mòn
Tiến sĩ Jason Karp, nhà sinh lý học, tác giả cuốn Running for Women (tạm dịch là “Chạy bộ dành cho phụ nữ”), khuyên nên thay giày thể thao mới sau khi đã chạy được từ 500 đến 600 km. 
Khi giày mòn sẽ giảm khả năng chống đỡ lực tác động tạo ra từ mỗi bước chân, do đó lực sẽ tác động mạnh hơn lên các cơ, xương, gân, làm gia tăng nguy cơ chấn thương. Trong trường hợp bạn không thường xuyên chạy b, các chuyên gia khuyến cáo nên thay giày 6 tháng một lần hoặc bất cứ khi nào bạn nhận thấy chúng đã mòn đi.
5. Bàn chải đánh răng đã sờn
"Theo kinh nghiệm của tôi, lông bàn chải bắt đầu mòn sau khoảng 2 tháng sử dụng. Do đó, tôi khuyên bệnh nhân nên thay thế bàn chải ít nhất 3 tháng một lần", Ruchi Sahota, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ nói. Ngoài ra, bàn chải mòn cũng được chứng minh kém hiệu quả hơn trong việc làm sạch răng và chống sâu răng.
6. Tình trạng lộn xộn
Gail Blake, tác giả cuốn “Throw Out 50 Things” gọi những đồ đạc không còn sử dụng là "mảng bám” của cuộc sống. "Càng chồng chất nhiều thứ như vậy xung quanh mình, chúng ta càng khó có thể tập trung vào những gì mình thực sự quan tâm", bà giải thích.
Tác giả này khuyên mọi người hãy quăng những thứ làm bạn không thoải mái khi nhìn thấy chúng như đôi vớ cũ, những hộp đựng đồ nhà bếp linh tinh... Hãy đặt mục tiêu trong năm mới là giảm thiểu các vật dụng không cần thiết, chỉ giữ lại những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái, hứng khởi, tràn trề sinh lực.
7. Quần áo không mặc nữa
Hãy ngắm qua tủ quần áo của bạn và kiểm xem những thứ nào mình không đụng tới trong nhiều năm qua. Việc nhìn thấy những thứ này mỗi ngày có thể gây căng thẳng cho bạn.
8. Thức ăn thừa còn sót lại trong tủ lạnh
Đối với thực phẩm dễ hư hỏng có chứa thành phần động vật, cách tốt nhất là ăn ngay hoặc vứt bỏ, cùng lắm là bảo quản đông lạnh chỉ trong vòng 3 ngày. Đặc biệt vi khuẩn hình que có thể gây viêm màng não, sảy thai, thậm chí tử vong, nó có thể sinh sôi ra đến hàng triệu con khi ở trong tủ lạnh 3 tuần.
9. Mascara cũ
"Đồ trang điểm dạng lỏng, kể cả mascara, có thể chứa rất nhiều vi trùng", tiến sĩ Thomas Steinemann, phát ngôn của Viện nhãn khoa Mỹ cho biết. Ông khuyến nghị mọi người nên vứt bỏ các loại mỹ phẩm này sau khi khui từ 2 đến 3 tháng.
"Mỗi lần sử dụng mascara cũ, bạn đang bôi thêm một lượng vi khuẩn lên lông mi mình. Làm như thế cũng có nghĩa là bạn đang làm dơ bàn chải mascara vì những vi khuẩn trên da và lông mi dính vào. Dưới nhiệt độ phòng, những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát triển”, ông nói.
10. Hộp đựng kính áp tròng bị bẩn
"Hộp đựng kính sát tròng bẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng mắt". Tiến sĩ Steinemann khuyến nghị nên thay thế hộp đựng kính mắt ít nhất 3 tháng một lần, bên cạnh đó cần làm sạch, phơi khô và vệ sinh hộp đựng hàng ngày.
11. Gia vị cũ
Các loại gia vị đã được treo trong tủ của bạn suốt nhiều năm có thể không làm cho bạn bị bệnh, nhưng chúng sẽ không còn tác dụng tăng hương vị cho món ăn nữa. Hãy vứt bỏ những loại gia vị cũ, đây là nguyên tắc quan trọng khi muốn nấu những món ăn lành mạnh mà không chứa quá nhiều calo hay chất béo.
12. Son cũ
Bất cứ thứ gì được sử dụng quanh vành môi của bạn cũng có thể thu hút nhiều vi khuẩn ngay lập tức. Điều này làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nếu môi bạn có vết xước hay nứt. Vì lý do này, các chuyên gia khuyên nên bỏ đi những thỏi son bóng hoặc son trang điểm quá sáu tháng sau khi bạn mở nó ra. Đặc biệt cần xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm.
13. Bộ lọc không khí bị mốc
Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, có nguy cơ nặng thêm bởi bụi, nấm mốc và vi khuẩn trong không khí. Một hệ thống lọc khí tốt về lâu dài sẽ giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ này. Đừng quên thay bộ lọc thường xuyên, nếu không bạn đang tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi đồng thời thổi chất gây ô nhiễm trở lại vào không khí. Thời gian thay bộ lọc tùy thuộc vào loại sản phẩm bạn đang sử dụng. Một dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay mới bộ lọc là nó có mùi mốc.
14. Áo ngực bị giãn
Độ đàn hồi trong áo ngực sẽ giảm dần theo thời gian, giặt áo bằng máy giặt càng đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa này. "Hãy vứt bỏ chiếc áo ngực bất cứ khi nào cảm thấy không còn thoải mái khi mặc. Tuân thủ điều này sẽ giúp giảm nguy cơ đau lưng ở những người phụ nữ hơi đầy đặn, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của các mô vú”, tiến sĩ Kristi Funk nói.
15. Vứt bỏ miếng rửa chén cũ
Nghiên cứu cho thấy những miếng rửa chén là thứ chứa nhiều vi sinh vật độc hại nhất trong các gia đình. Trong khi một số chuyên gia khuyên nên sấy bọt biển trong lò vi sóng để diệt khuẩn, thì Doyle đề nghị bạn nên vứt bỏ hẳn những đồ vật này sau một thời gian sử dụng.
16. Không dùng thớt nhựa
Thái thức ăn sẽ để lại những vết lằn trên bề mặt thớt. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào các rãnh nhỏ và bắt đầu phát triển và tạo thành ổ vi khuẩn trên thớt của bạn. Doyle khuyên các gia đình nên chuyển sang dùng loại thớt gỗ có chứa thành phần nhựa tự nhiên giúp kháng khuẩn.
17. Thay đổi thói quen dùng thiết bị công nghệ hiện đại
Các nghiên cứu chỉ ra rằng quá tải thông tin sẽ xảy ra khi bạn sử dụng các thiết bị thông minh trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng và kiệt sức. Do đó hãy tập thói quen tắt nguồn và bỏ các thiết bị của bạn trong một ngăn kéo ít nhất vài lần mỗi tuần để não bạn được nghỉ ngơi. Lý tưởng hơn là lên một lịch trình, chẳng hạn như tắt nguồn điện thoại từ sau 9h tối hoặc vào giờ nghỉ trưa.
18. Bớt thói quen ngồi ghế
Nghiên cứu toàn cầu cho thấy trung bình một người ngồi 7,7 tiếng mỗi ngày, thậm chí có người ngồi đến 15 giờ một ngày. Ngồi quá nhiều ảnh hưởng tới hệ thống trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, ung thư, trầm cảm. Hiệp hội Y khoa Mỹ khuyến cáo các công sở chuyển sang dùng bàn làm việc đứng để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thói quen ngồi quá nhiều.


Tuyết Nhung

Tuổi khắc với năm Ất Mùi nên chọn ai xông đất?

Tuổi khắc với năm Ất Mùi nên chọn ai xông đất?

- Một số bạn đọc tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đang lo lắng không biết xuất hành hướng nào, chọn tuổi nào xông đất cho Tết Nguyên đán 2015. Sau đây là một số tư vấn của các chuyên gia để các bạn tham khảo.
Ra khỏi nhà chưa phải là hướng xuất hành
Anh Vũ Bình (đường Âu Cơ, Hà Nội) sinh năm 1973 (mạng Mộc theo ngũ hành) cho biết, năm Ất Mùi thuộc hành Kim, mà Kim khắc Mộc. Đã thế tứ hành xung của Mùi là Thìn -Tuất - Sửu -Mùi, theo “các thầy” thì Mùi chính xung với Sửu, nên những người thuộc tứ hành xung với năm Ất Mùi, nhị xung Mùi - Sửu như anh không biết phải chọn hướng nào để xuất hành, chọn tuổi nào để xông đất cho phù hợp.
Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người), các nhà phong thủy đều cho rằng, trong phong thủy có 8 hướng: Hướng Nam mang hành Hỏa, hướng Bắc hành Thủy, hướng Đông hành Mộc, hướng Tây hành Kim, hướng Đông Nam hành Mộc, hướng Tây Nam hành Thổ, hướng Đông Bắc hành Thổ, hướng Tây Bắc hành Kim và có “sinh khắc chế hóa” như sau:
Tương sinh (được hướng sinh ra cho mệnh chủ là vượng): Được Bảo là tốt nhất.
Sinh xuất (ngũ hành mệnh chủ sinh cho hướng là suy): Được Nghĩa – tốt nhì.
Ngang hòa (ngũ hành của hướng cùng mệnh chủ là ngang bằng) được Chuyên - bình thường.
Còn nếu bị khắc (ngũ hành hướng khắc ta) ra chữ Chế - không tốt.
Khắc xuất (mình khắc hướng) ra chữ Phạt – càng không tốt.
Nếu xuất phát từ nhà, đi theo hướng tương sinh thì năm đó mọi chuyện sẽ vượng, tốt và cũng chỉ nên lấy hướng vượng sinh ra cho ta hoặc ta sinh ra cho cung. Tuyệt đối không lấy hướng khắc với ngũ hành của ta.
Nhưng có thực tế là, nhà nào ra khỏi cửa chỉ đi được 2 hướng chính, không có 3 hướng, nhà 1 hướng (vì có nhà ngõ cụt, hay ngõ đâm thẳng vào nhà). Khoa học tâm linh tính hướng là từ vị trí nhà mình đi tới điểm đến đầu tiên (dù ngõ vòng vèo, nhưng điểm đến so với nhà mình trên bản đồ là đúng hướng tới, chứ không phải hướng ra khỏi cửa), còn ra cửa rẽ phải trái đều chưa tính. Ví dụ, từ nhà lên phủ Tây Hồ là điểm đến đúng hướng vượng, thì ta có thể đi bất cứ đường nào cũng đến được. Một hướng rất rộng, tới 45 độ và từ nhà ra mấy kilômét thì sẽ là cả vùng rộng lớn, vì vậy ước lượng hướng chỉ mang tính tương đối.


Nếu không tìm được điểm đến thích hợp để lấy may mắn có thể tới chùa, đình, đền lễ rồi tiếp tục đi đâu tùy ý. Ảnh minh họa
Theo ông Hà Thanh, ở Việt Nam nói chung ai cũng có tâm hướng Phật, chùa, đình, đền thì ở đâu cũng có, làng quê nào cũng có. Nếu không tìm được điểm đến thích hợp để lấy may mắn thì có thể “hóa giải” bằng cách cứ tới ngôi chùa nào đó, bất biết hướng nào mà cứ đến chùa lễ Phật hoặc tới đình lễ Thánh, đền lễ Mẫu xong rồi tiếp tục đi đâu tùy ý.
Theo nhà tử vi lý số Nguyễn Quang, với những tuổi khắc với năm nay thì có thể xuất hành theo hướng sau: Tuổi Thìn xuất hành giờ tỵ (từ 9-11h) theo hướng Tây Bắc. Tuổi Sửu xuất hành theo hướng Nam vào các giờ: Ngọ (11h-13h), giờ mùi (từ 13-15h) và hướng Tây vào giờ dậu (17-19h). Tuổi Tuất xuất hành theo hướng Đông Bắc vào giờ thân (15h-17h). Tuổi Mùi xuất hành theo hướng Đông vào giờ thìn (7-9h).
Giảm hạn cho gia chủ
Với gia chủ tuổi Sửu xung với Mùi cũng cần có người xông đất thì nên chọn người tránh đối xung, được tam hợp (Tỵ, Dậu, Sửu). Lưu ý là mỗi tuổi có tới 5 tuổi theo Can để chọn, vì vậy cần chọn ngũ hành tương sinh là tốt nhất. Ví dụ, tuổi Sửu (SN 1961) mạng Thổ thì nên chọn tuổi Dậu để xông đất, nhưng vì có tới 5 tuổi Dậu để chọn, thì cần chọn tuổi Dậu (SN 1933, 1993) mệnh Kim – là Thổ sinh Kim sẽ vượng tốt. Còn bị Thái tuế khắc thì năm nay nên giữ mình, hạn chế làm việc lớn, mọi hoạt động, đầu tư… nên cầm chừng hoặc làm cố vấn để người khác làm… sẽ giảm được “hạn” theo dân gian.
Trẻ con chưa được tính tuổi xông đất
Thái tuế - chủ nhà – khách xông nhà cần tương sinh (theo Bảo Nghĩa, Chuyên), tuân theo tam hợp (ví như Thân - Tí - Thìn. Dần - Tuất - Ngọ, Sửu - Tị - Dậu, Hợi- Mão – Mùi); Nhị hợp (Tý - Sửu; Mùi - Ngọ).
Nếu Thái tuế - chủ nhà – khách xông đất đều xung nhau thì vẫn có cách để “hóa giải”, như bổ sung thêm thành phần ngũ hành thiếu để tạo thành vòng tương sinh khép kín.
Ví dụ: Thái tuế hành Kim – mệnh chủ hành Hỏa – khách hành Mộc. Theo ngũ hành thì năm nay Mộc bị Thái tuế khắc. Chủ nhà khắc Thái tuế.
Theo ngũ hành Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy. Ta có 3 đối tác rồi, cần bổ sung thêm 2 thành phần Thủy và Thổ nữa để tạo vòng tương sinh. Có thể lấy ngay người trong nhà, gia nhập cùng đoàn bên ngoài (4 hành + cả hành của gia chủ) thành vòng tương sinh hãy bước vào nhà.
Lưu ý nếu lấy các cháu trong nhà thì phải đủ tuổi trưởng thành mới được đi xông đất, trẻ con chưa được làm việc này. Người trưởng thành theo quy định độ tuổi tùy từng vùng, lãnh thổ, quốc gia. Ở Việt Nam là 18 tuổi. Còn theo cổ học và theo sinh lý học thì lấy mốc con người dậy thì là 14 (cũng là mốc tuổi nhà nước cấp chứng minh thư nhân dân).
Nhà có tang con cái có kiêng tới nhà bố mẹ?
Khi ông hoặc bà mất, Tết bố mẹ đẻ lại kiêng không dám tới nhà con trai vì cho rằng con trai đã ra ở riêng. Theo các cụ xưa thì con cái đến nhà bố mẹ không phải kiêng kị, chọn tuổi. Khi con chở tang bố, mẹ đẻ thì cháu trai dù đã ở riêng thì vẫn là nội tộc, phải chịu tang bà. Vì vậy nhà có tang thì người trong nhà không phải kiêng đến nhà nhau.



(Theo ông Hà Thanh, Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người)
Theo Hà Dương – Hà My (Gia đình & Xã hội)

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Bài cúng khấn ông Công, ông Táo dịp 23 tháng Chạp

23 tháng Chạp hàng năm là ngày con cháu làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời, ngoài những lễ vật, mâm cỗ, vàng mã chuẩn bị cho cúng ông Táo còn có những bài văn khấn vô cùng bài bản.


Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Xin giới thiệu bài cúng khấn ông Công ông Táo phổ biến. 
Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin)





Mâm cỗ cúng Táo quân (ảnh minh hoạ) 


(23 tháng Chạp)

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

Video: Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp


Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Nguyễn Thị Nhi - (Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Hôm nay là ngày... tháng... năm.

Tên tôi (hoặc con là)..., cùng toàn gia ở...

Kính lạy đức "Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái)


Tục đốt vàng mã không thuộc giáo lý nhà Phật

(Kiến Thức) - Việc dùng vàng mã của người Trung Hoa truyền sang nước ta là cả một quá trình nhiều đời nhiều kiếp.

Theo Kinh Dịch nhà Nho, tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả.
Đến đời vua Hoàng đế (267 trước Tây Lịch) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.

 Trong Phật giáo, đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên.
Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây Lịch), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo…để chôn theo người chết.
Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy.
Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết.
Đến đời nhà Ân (1765 trước Tây Lịch), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo.
Đến đời nhà Chu (1122 trước Tây Lịch), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn. Lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, người chết đối với người chết, đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc thực hiện lễ nghi chôn cất.
Từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi.
Sách Tả Truyện chép: "Đời vua Văn Công thứ sáu, vua Trần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công.
Từ đời Hán Hoa đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (năm 105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cỏ cây dó và vải rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo... đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.
Sách Thông Giám cương mục chép: "Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được".
Nhưng việc làm đốt vàng mã này đã và đang gây nên sự mê tín dị đoan lan truyền ra khắp mọi người, ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng kéo dài cho mãi đến ngày nay. Sự thật chỉ là mánh khóe gian lận của con buôn, lợi dụng sự cả tin của đại chúng mà mưu cầu lợi ích riêng tư.
Như đã nói, dân tộc ta đã từng trải qua hằng ngàn năm bị Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Hoa. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ bằng với mục đích mơ hồ không thực tế.
Hơn nữa, điều dễ nhận thấy nhất là trong tất cả kinh sách Phật giáo xưa nay không thể tìm đâu ra được bất cứ một câu, một lời nào đức Phật đề cập đến việc đốt giấy tờ vàng mã.
(*): Bài viết có sử dụng tài liệu của trang tin Đạo Phật Ngày Nay
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Bùi Hiền







Danh mục phong thủy

Quảng cáo HOT